Hồ Cảnh Hưng
Nhìn vào tình trạng văn học thời bây giờ thật sự là buồn, không có lấy một tác phẩm nào tác động lôi được nền văn học hiện tại này chuyển động theo nó. Các tác phẩm nổi tiếng lên, rải rác ở một số nơi cũng vậy, không ảnh hưởng nhiều đến người người viết và người đọc. Độc giả chúng tôi là những người chán ngán nhất. Có nhiều cách viết mới được giới thiệu, nhưng tình hình cũng chẳng khá gì hơn. Sau một thời gian xuất hiện, người được mong đợi như Nguyễn Thế Hoàng Linh cũng rút lui lại không thấy xuất hiện nhiều nữa.
Các phát biểu “cần có một lối đi riêng” của mỗi nhà văn trẻ đã xé sự phát triển tự nhiên của văn chương ra thành nhiều mảnh vụn không hay ho gì. Cái lối đi riêng này nên hiểu là sự phát triển về tự tính thì đúng hơn. Việc người ta “phải có một lối đi riêng” nó cho thấy quá nhiều điều kì lạ của người phát biểu và phần lớn là những quan điểm sai lầm.
Hào quang từ hai chữ nhà văn, do các vĩ nhân như Lev Tolstoi, Dostoievsky gặt hái về, ai mang được hai chữ này cũng đã được hưởng cái hào quang đó. Bây giờ gỡ bỏ cái hào quang vay mượn đó ra khỏi đầu mình, thực sự không biết hai chữ nhà văn hiện nay có những ý nghĩa gì. Ở Việt Nam , tiếng tăm lừng lẫy của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã làm nên hai chữ nhà văn.
Trong một câu chuyện của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, ông có nói đến việc phải giữ lấy tự tính. Giữ lấy tự tính là một việc rất tuyệt vời, chịu sự ảnh hưởng của người khác có thể trở thành thói a dua không hay. Nhưng việc mỗi nhà văn “cần có lối đi riêng” phải có một cách hiểu chính xác nếu không sẽ rất tai hại, và cách hiểu này phải bắt đầu từ việc học tập từ người khác mặc dù vẫn có nghĩa là giữ lấy tự tính.
Xin đi đến mục “Lý thuyết về sự gieo mầm và thiên tài sinh ra thiên tài”.
Xin đi đến mục “Lý thuyết về sự gieo mầm và thiên tài sinh ra thiên tài”.
LÝ THUYẾT VỀ SỰ GIEO MẦM VÀ THIÊN TÀI SINH RA THIÊN TÀI
Các nhà khoa học tự nhiên phương Tây đặt câu hỏi: Con người xuất phát từ đâu? Một số người trả lời rằng nguồn gốc của con người là ở tại trái đất, xuất hiện trong hệ sinh thái vô cơ của trái đất và phát triển ở trái đất. Nhưng sau đó người ta đã có những bằng chứng là nguồn gốc của con người từ vũ trụ: Người ta đã tìm thấy có những thiên thạch rơi từ vũ trụ xuống có mang các hợp chất axit amin, tức là các phân tử hữu cơ tạo nên sự sống, và như vậy người ta nghĩ rằng các axit amin này ở các tỉ năm trước đã đến với trái đất từ các thiên thạch. Các axit amin này chính là nguồn gốc của con người, nguồn gốc của tất cả các dạng sự sống ở trái đất chúng ta. Điều này được nhiều nhà khoa học chấp nhận, vì theo họ, không có cái gì từ không mà chuyển thành có cả. Trái đất hoàn toàn là vô cơ, thì muôn vạn đời sau nó cũng chỉ có vô cơ, không thể tự nhiên mà tạo ra hợp chất hữu cơ được. Một thí nghiệm mà tôi đã thử nghiệm trong điều kiện rất chật chội nhưng cũng đã đưa ra một kết quả như ý nghĩ ban đầu của tôi: đó là thí nghiệm về sự kết tinh của kim loại.
Sự kết tinh của kim loại, tức là kim loại từ thể lỏng chuyển sang thể rắn, là một quá trình bao gồm sự tạo mầm và sự phát triển của mầm. Khi mài bất kì một thanh kim loại nào ra và quan sát bề mặt của nó dưới kính hiển vi ta đều thấy rằng mẫu kim loại đó được tạo thành từ vô số các phần nhỏ (gọi là pha) có đường ranh giới với nhau rất rõ ràng (chứ không phải là một khối liền một mạch). Và, mỗi một pha của nó có một tạp chất ở giữa. Chính các tạp chất này đã tạo nên mầm, và các pha tạo được từ các mầm đó chen cứng với nhau tạo thành cả khối kim loại. Các tạp chất càng nhiều thì các hạt kim loại này càng mịn, tạp chất càng ít thì các pha hạt này càng lớn. Một câu hỏi được đặt ra: Vậy nếu không có bất kì một tạp chất nào bên trong kim loại lỏng, thì nó có thể kết tinh được không?
Câu trả lời là không. Nó không kết tinh được. Vì nó không thể từ lỏng mà chuyển thành rắn được. Phải có “cái gì đó” từ bên ngoài gieo vào, tạo mầm cho nó để nó kết lại với nhau mà tạo thành. Bây giờ, lấy một giả thuyết: Một nhóm kim loại tinh khiết tuyệt đối, được nung chảy tuyệt đối, đem ra thinh không vũ trụ để cho nguội lại, thì nó có kết tinh được không? Câu trả lời cũng là không. Nó vẫn lỏng loẹt như nước, rời rạc từng nguyên tử một, chứ không thành một khối kim loại rắn được.
Tất cả đều phải có mầm, và từ mầm đó mà những cái khác được hình thành. Thảm thực vật, động vật, tức các chất hữu cơ trên trái đất ban đầu có thể chỉ la một hai phân tử nhỏ bằng một phần tỉ của một millimet được gieo vào trái đất.
Vậy, sự phát triển phải có mầm. Con người là một sản phẩm xã hội, điều ấy đúng. Không có thiên tài nào mà không tiếp tục từ người khác. Nếu một người được đem vào rừng, không cho tiếp xúc với bất kì ai, thì kẻ đó là súc vật, không có cái gọi là nhân tính nốt.
Ta lấy ví dụ: Aristote ở phương Tây, Khổng Tử và Lão Tử ở Trung Quốc, Đức Phật Thích Ca ở Ấn Độ, những người cùng thời, là cái mầm đầu tiên tạo nên hai nền văn minh Đông và Tây khác nhau theo cách gieo mầm khác nhau.
Aristote vào thời của mình đặt ra một câu hỏi: Vật chất là gì, nó cấu tạo như thế nào? Ông đưa ra các phỏng đoán rằng nó được tạo ra từ các phần vô cùng nhỏ không thể phân chia được gọi là “nguyên tử”. Đến thế kĩ 17, tức là hơn hai ngàn năm sau, Dalton tìm ra “Thuyết nguyên tử” bằng việc tìm câu trả lời cho Aristote. Bản thân Newton cũng công nhận mình đã đứng trên vai người những người khổng lồ đi trước, trong đó có Aristote. Tức là khoa học phương Tây bắt đầu từ "hạt mầm Aristote”.
Tương tự như thế ở phương Đông, nhưng sự gieo mầm ở Đức Phật, Khổng Tử và Lão Tử thì thuộc loại khác, loại về con người, tổ chức con người và các pháp cho nội tâm, cho nên, cứ theo những cái mầm đó mà phương Đông có cái văn hóa khác phương Tây của mình.
Xét đến nhân quả tột cùng thì không cái gì từ không mà thành có. Ngay cả những người như Aristote, Phật Thích Ca, Khổng Tử v.v... họ cũng từ một cái gì đó trước đó. Điều ấy không dẫn tới thắc mắc: Vậy nếu đi mãi vào quá khứ thì cái gì và ai là đầu tiên? Câu trả lời của các quan điểm vũ trụ của cả phương Tây ngày nay là: Đi mãi vào quá khứ thì nó lại vòng tới một điểm vô tận nào đó trong tương lai. Tương lai và quá khứ không có ý nghĩa ở vũ trụ bao quát. Nó chỉ có ý nghĩa đối với từng bản ngã, là một phần của vũ trụ đó, tức là con người. Tất nhiên, người nói điều này trước nhất không phải là khoa học phương Tây ngày nay mà là Đức Thích Ca Mau Ni.
Ở một số thời điểm, những người mang mầm và gieo mầm, gọi là thiên tài.
Để có được một thời kì mới cho văn học nước nhà, chúng ta chờ một sự khai phá của một thiên tài. Và thiên tài này, phải có cái mầm thiên tài của ai đó trước đó gieo vào. Nếu không như vậy thì không có được. Theo tôi, những nhà văn trẻ đầy triển vọng không nên “cứ cái lối đi riêng” đầy tiểu ngã mà đào vào. Chẳng có nghĩa gì cả. Các nhà văn trẻ phải bắt đầu từ hạt mầm Nguyễn Huy Thiệp, và tất nhiên như nhà văn Nguyên Ngọc đề nghị 50 năm để dịch sách nước ngoài: Gieo thật nhiều mầm thiên tài vào đất nước có nguồn năng lực sơ tâm dồi dào bậc nhất thế giới của chúng ta để phát triển.
Bắt đầu từ hạt mầm Nguyễn Huy Thiệp, điều đó khỏi bàn, vì tự nhiên nó đã như thế rồi. Cái đáng nói ở đây tức là việc xử lý như thế nào cho sự chịu ảnh hưởng đó. Theo tôi, ta không cần phải giấu sự ảnh hưởng này làm gì cả, mà phải trở nên ý thức rất mạnh mẽ trong sự ảnh hưởng này. Đọc ở một số người chịu ảnh hưởng của Nguyễn Huy Thiệp mà họ rất cố tình tránh né nó tôi cảm thấy rất kì lạ. Càng kì lạ hơn khi người ta đề nghị nên có một lối đi riêng hoặc những ý chí tương tự như thế rất mù quáng, không có cơ sở để thành tựu.
Thiên tài đầu tiên gieo những hạt mầm tri giác văn chương tuyệt vời nhất, đem văn học Việt Nam đi vào thế giới hiện đại đầy biến động không ai khác là Nguyễn Huy Thiệp, ta phải sử dụng. Có như thế mới có khả năng làm các thiên tài. Tại vì sao? Như tôi đã cố gắng chứng minh ở trên, không có thiên tài nào từ không mà có, phải bắt đầu từ sự gieo mầm của người đi trước. Một đặc điểm rất lấy làm vui mừng là sự phát triển của hạt mầm thiên tài ngày càng lớn lao hơn trên đường phát triển của nó. Điều đó cũng được chứng minh từ việc các hợp chất hữu cơ đơn giản gieo xuống, thấp kém hơn cả vi khuẩn đến bây giờ đã thành đến cả con người và, Dalton thì rõ nghĩa hơn hẳn Aristote. Lev Tolstoi và Dostoievsky học tập Puskin, chịu thua Puskin muôn đời nhưng tầm vóc các ông thế nào thì tất cả mọi người đều đã rõ. Tôi đề nghị và kêu gọi những người viết văn tiếp tục truyền thống Nguyễn Huy Thiệp để có được thứ văn chương mê người đến như thế. Còn lời kêu gọi “phải có lối đi riêng” và những cái gì tương tự ta cũng phải hiểu bằng cái ý nghĩa cũng của chính nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được phân tích ở trước, tức là giữ lấy tự tính, chứ không phải chống lại, cố gắng một lối đi riêng trong cái tâm thức trống rỗng của chúng ta, đặc biệt là thế hệ 8X.
Quá phi thường khi đọc những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nó đã đụng tới một cái gì mà cho đến khi đọc chúng tôi mới có ý thức. Thế hệ 8X nếu viết theo tư tưởng, thái độ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sẽ có thành tựu.
Trong một thời gian tôi đã triển khai rất nhiều các chỉ dẫn của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đến nỗi tôi cứ nghĩ mình là kẻ đi cày thuê cuốc mướn cho ông. Tôi viết truyện “Kiếp nạn” đăng trên báo Văn Nghệ năm 2006 và được web vanhocquenha.vn đăng tải lại chẳng qua là từ anh Bường, anh Ngọc mà ra. Gần đây tôi viết truyện “Quán nhỏ bên đường” sau khi xem các thái độ của ông về thơ, và nói chung tôi tìm cách đem những gì của ông vào càng nhiều càng tốt, ảnh hưởng cho thật càng nhiều càng tốt.
Học tập Nguyễn Huy Thiệp không ngại ngùng hay đáng xấu hổ gì cả.
Đối với tôi, hiện tại ở Việt Nam có một nhà văn vĩ đại là Nguyễn Huy Thiệp và một nhà văn thánh nhân, là Nguyên Ngọc.
Chu cha, viết chi mà đã gớm
Trả lờiXóaViết bởi Hồ Cảnh Hưng 19 Sep 2011, 21:1
Thấy bạn còn viết "gớm" hơn mình mà!
Cảm ơn bạn Hồ Cảnh Hưng về một bài viết tuyệt vời!
THN
Ok thanks, mấy bài thơ trên hoangnhungmedia.vnweblogs.com là thơ tự do phải không?
Trả lờiXóa